Chương trình cải cách đăng ký kinh doanh quốc gia đã tạo nên một bước tiến lớn trong cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp cũng như sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
Mục tiêu của chương trình cải cách đăng ký kinh doanh
-
Hoàn thiện khung khổ pháp lý về đăng ký kinh doanh.
-
Xây dựng Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia trên phạm vi toàn quốc.
-
Xây dựng cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp trung ương và địa phương.
-
Góp phần minh bạch hóa môi trường kinh doanh tại Việt Nam thông qua việc cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng xã hội các thông tin có giá trị pháp lý về doanh nghiệp.
Các mốc thời gian chính
-
27/02/2007: Thông tư liên tịch số 02/2007/BKH-BTC-BCA xác lập cơ chế phối hợp của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan công an trong đăng ký kinh doanh.
-
29/7/2008: Thông tư liên tịch số 05/2008/BKH-BTC-BCA xác lập cơ chế trao đổi thông tin giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
-
30/11/2007: Nghị Quyết 59/2007/NQ-CP tạo căn cứ pháp lý cho Chương trình cải cách đăng ký kinh doanh quốc gia.
-
08/11/2008: Ký kết Văn kiện Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật cải cách đăng ký kinh doanh ở Việt Nam” giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Cơ quan Hợp tác Phát triển của Na Uy (NORAD).
-
15/04/2010: Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
-
26/5/2010: Hải Dương là tỉnh đầu tiên tác nghiệp trên Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
-
04/6/2010: Thông tư số 14/2010/TT-BKH hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
-
01/9/2010: Tổng Cục thuế ban hành Quy trình phối hợp trao đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp giữa cơ quan Thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh.
-
09/9/2010: Thành lập Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
-
28/10/2010: Ký kết Văn kiện điều chỉnh Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật cải cách đăng ký kinh doanh ở Việt Nam” với sự tham gia của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).
-
31/12/2010: Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia được chính thức đưa vào vận hành trên phạm vi toàn quốc.
-
24/10/2011: Hệ thống được nâng cấp lên Phiên bản 1.6 và hoạt động ổn định.
Các kết quả đã đạt được
Các kết quả về mặt pháp lý
-
Pháp lý hóa những cải cách trong công tác đăng ký kinh doanh.
-
Hợp nhất quy trình đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế tại một thủ tục thành lập doanh nghiệp duy nhất gọi là “đăng ký doanh nghiệp".
-
Thiết lập nguyên tắc pháp lý về thông tin lưu trữ tại cơ quan đăng ký kinh doanh là thông tin gốc có giá trị pháp lý.
-
Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc áp dụng chữ ký điện tử để thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và lưu trữ thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
-
Tạo căn cứ pháp lý để giải quyết một số vấn đề còn tồn tại: chống trùng tên doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc; tiêu chí sử dụng cum từ “tập đoàn”. “tổng công ty” trong đặt tên doanh nghiệp, v.v...
Các kết quả về quản lý nhà nước
-
Tăng cường năng lực thể chế và tổ chức của cơ quan đăng ký kinh doanh tại Trung ương và địa phương để thiết lập và vận hành Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Ngày 09/9/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1659/QĐ-TTg về việc thành lập Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tại Trung ương để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp.
-
Thiết lập cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin hiệu quả giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế thông qua việc sử dụng một mẫu hồ sơ đăng ký thống nhất và một mã số doanh nghiệp duy nhất.
-
Nâng cao chất lượng của quản lý nhà nước đối với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp với việc minh bạch hóa thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Các kết quả về kỹ thuật nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp
-
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp với thông tin được tích hợp đầy đủ và thống nhất từ cơ sở dữ liệu doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố.
-
Chuẩn hóa và thống nhất nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc qua Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
-
Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong xử lý nghiệp vụ đăng ký kinh doanh nhằm nâng cao hiệu suất công tác và giảm chi phí, thời gian hoàn tất thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
-
Tự động hóa một số quy trình nhằm giảm tối đa sự can thiệp của cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh vào các quy trình nghiệp vụ góp phần tăng cường tính minh bạch của quy trình đăng ký doanh nghiệp.
-
Tăng tính bảo mật của thông tin đăng ký doanh nghiệp do thông tin doanh nghiệp trên Hệ thống là thông tin gốc có giá trị pháp lý cao nhất và chỉ được truy cập bởi những cán bộ đăng ký kinh doanh được xác định.
Các kết quả về phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh
-
Số lượng doanh nghiệp đã tăng trưởng mạnh mẽ từ từ 14.441 thành lập trong năm 2000 đến 89.187 thành lập trong năm 2010. Cũng theo số liệu thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, số lượng doanh nghiệp của cả nền kinh tế Việt Nam đăng ký trước 1999 là 39,915 – bằng 45% số lượng doanh nghiệp đăng ký mới của năm 2010.
-
Năm 2010, thứ hạng của môi trường kinh doanh Việt Nam đã tăng 10 bậc trong công bố Doing Business của Ngân hàng thế giới (WB) so với năm 2009, đứng thứ 78/183 nước, và đứng thứ 4 trong số 10 nền kinh tế cải cách nhiều nhất về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh 2011. Riêng những cải thiện về cải cách trong đăng ký kinh doanh đã đưa Việt Nam tăng lên 14 bậc trong bảng xếp hạng về sự thuận tiện của thủ tục thành lập doanh nghiệp.
-
Minh bạch hóa môi trường kinh doanh tại Việt Nam với khối thông tin doanh nghiệp được công khai và xã hội hóa cho mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiều về doanh nghiệp.
Các yếu tố thành công
-
Định hướng đúng đắng và sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
-
Sự đồng thuận và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là sự phối hợp tích cực và hiệu quả giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng Cục thuế trong việc kết nối dữ liệu, chia sẻ thông tin, cấp mã số doanh nghiệp.
-
Sự hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức quốc tế trong cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh ở Việt Nam.
-
Sự vận động và phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường là động lực tất yếu của cải cách chính trong đăng ký doanh nghiệp.
Định hướng phát triển trong giai đoạn tiếp theo
-
Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập qua việc tăng cường phối hợp và trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước liên quan.
-
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về đăng ký doanh nghiệp, tiến tới thống nhất việc đăng ký doanh nghiệp cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi khu vực kinh tế, không phân biệt trong nước và nước ngoài.
-
Tăng cường tính minh bạch của môi trường kinh doanh thông qua việc công khai hóa và xã hội hóa thông tin có giá trị pháp lý về đăng ký doanh nghiệp.
-
Hoàn thiện Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, áp dụng triệt để công nghệ thông tin trong nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp, tạo điều kiện cho cộng đồng tiếp cận thông tin doanh nghiệp và thực hiện đăng ký doanh nghiệp trực tuyến.
Đơn vị tài trợ và thực hiện
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy (NORAD)
Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO)
Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO)